Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Krym_(1944)

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Tháng 3 năm 1944, Quân đội Liên Xô có triển khai hai cánh quân bộ và Phân hạm đội Bắc Biển Đen tấn công vào Krym. Cánh quân chủ lực do Phương diện quân Ukraina 4 đảm nhận. Cánh quân bổ trợ do Tập đoàn quân độc lập Duyên hải đảm nhận. Hạm đội Biển Đen dành 1/3 lực lượng yểm hộ Tập đoàn quân độc lập Duyên hải, 1/3 lực lượng yểm hộ Phương diện quân Ukraina 4, 1/3 lực lượng còn lại (chủ yếu là tàu khu trực và tàu ngầm) và Phân Hạm đội Danube làm nhiệm vụ phong tỏa đường biển.

Phương diện quân Ukraina 4 do Thượng tướng F. I. Tolbukhin làm tư lệnh. Thành phần gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 2 do trung tướng G. F. Zakharov chỉ huy. Biên chế gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 13 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 3, 24, 87.
    • Quân đoàn bộ binh 54 gồm các sư đoàn bộ binh 126, 315, 387.
    • Quân đoàn bộ binh 55 gồm các sư đoàn bộ binh 87, 347
    • Lực lượng pháo binh có Sư đoàn pháo binh cận vệ 2, các trung đoàn pháo binh 1095, 1101, các trung đoàn pháo cơ giới 315, 317, 331, các trung đoàn pháo chống tăng 14, 113 (cận vệ), 1250, các trung đoàn súng cối 133 (cận vệ), 483, Sư đoàn phòng không 76, các trung đoàn phòng không 591, 1530.
    • Lực lượng thiết giáp có Trung đoàn pháo tự hành 1452, tiểu đoàn trinh sát cơ giới 512.
    • Lực lượng công binh có Lữ đoàn công binh cầu phà 43, các tiểu đoàn công binh công trình 258, 335.
  • Tập đoàn quân 51 do trung tướng Ya. G. Kreizer chỉ huy. Biên chế gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 gồm các sư đoàn bộ binh 33 (cận vệ), 91, 346.
    • Quân đoàn bộ binh 10 gồm các sư đoàn bộ binh 216, 257, 270.
    • Quân đoàn bộ binh 63 gồm các sư đoàn bộ binh 263, 267, 417.
    • Sư đoàn bộ binh 77 (trực thuộc)
    • Lực lượng pháo binh có Sư đoàn pháo binh 26, Lữ đoàn pháo binh cận vệ 6, Lữ đoàn Katyusha 105, các trung đoàn pháo binh 647, 1105, Lữ đoàn pháo binh cơ giới cận vệ 5, các trung đoàn pháo chống tăng 5 (cận vệ), 15, 21, các trung đoàn pháo chống tăng 764, 1246, Lữ đoàn súng cối 19, Trung đoàn súng cối 125, các sư đoàn phòng không 2, 15, 18, Trung đoàn phòng không cận vệ 77.
    • Lực lượng thiết giáp có Lữ đoàn xe tăng cận vệ 32, Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 22, các tiểu đoàn pháo tự hành 30, 33.
    • Lực lượng công binh có Lữ đoàn cầu 12, Lữ đoàn phà 63, các tiểu đoàn dò phá mìn 5 (cận vệ) 1504, tiểu đoàn công binh công trình 275.
  • Quân đoàn xe tăng 19 của thiếu tướng Ivan Dmitryevich Vassiliev gồm các lữ đoàn xe tăng 79, 101, 202; Lữ đoàn cơ giới 26; các trung đoàn pháo tự hành 768, 875; Tiểu đoàn bộ binh mô tô 91, Trung đoàn pháo chống tăng 1511, Trung đoàn súng cối 179, Trung đoàn phòng không 1717.
  • Tập đoàn quân không quân 8 của thượng tướng T. T. Khryukin gồm 1 sư đoàn tiêm kích, 1 sư đoàn cường kích, 3 sư đoàn ném bom ban ngày, 1 sư đoàn ném bom ban đêm, 2 trung đoàn cường kích (độc lập), 1 trung đoàn ném bom ban đêm (độc lập), 1 trung đoàn vận tải, 1 trung đoàn trinh sát, 1 trung đoàn liên lạc, cứu hộ.
  • Các đơn vị dự bị của phương diện quân
    • Lực lượng thiết giáp có Lữ đoàn xe tăng cận vệ 6, Tiểu đoàn bộ binh mô tô 52, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 5, các trung đoàn xe lửa bọc thép 46, 54.
    • Lực lượng pháo binh có Sư đoàn súng cối cận vệ 4, Lữ đoàn pháo chống tăng 35, Trung đoàn pháo binh 530, các trung đoàn súng cối cận vệ 2, 4, 19, 21, 23, 67; Trung đoàn phòng không cận vệ 270; các trung đoàn phòng không 1069, 1485.
    • Lực lượng công binh có Lữ đoàn công binh 7 (phà), Lữ đoàn công binh 2 (cầu), các tiểu đoàn công binh công trình 3 (cận vệ), 65, 240, Tiểu đoàn công binh rà phá mìn cận vệ 17, Tiểu đoàn công binh cơ giới 105.

Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải do thượng tướng I. E. Petrov chỉ huy. Thành phần gồm có:

  • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 128, Sư đoàn bộ binh sơn chiến 242 và sư đoàn bộ binh 318.
  • Quân đoàn bộ binh cận vệ 11 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 2, 32; Sư đoàn bộ binh 414; Lữ đoàn bộ binh cơ giới 83.
  • Quân đoàn bộ binh 16 gồm các sư đoàn bộ binh 339, 383; Sư đoàn bộ binh cơ giới 255.
  • Quân đoàn bộ binh 20 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 55, Sư đoàn bộ binh sơn chiến 20, các sư đoàn bộ binh 79, 227.
  • Lực lượng thiết giáp có Lữ đoàn xe tăng 63; các trung đoàn xe tăng hạng nhẹ 85, 244, 257; Trung đoàn pháo tự hành 1449.
  • Lực lượng pháo binh có Lữ đoàn pháo binh 62, Lữ đoàn Katyusha cận vệ 98, các trung đoàn pháo binh 4 (cận vệ), 268, 1169; Trung đoàn sơn pháo 81; Lữ đoàn pháo chống tăng 16, các trung đoàn pháo chống tăng 34, 1174; Lữ đoàn súng cối 29, các trung đoàn súng cối 195, 197, Lữ đoàn pháo bờ biển cận vệ 1, các trung đoàn pháo bờ biển 8, 44, 49, 50; Sư đoàn phòng không 19; các trung đoàn phòng không 210, 272 (cận vệ), 257, 763, 1260, các tiểu đoàn súng máy cao xạ 17, 21, 30, 179, 504, 508, 540.
  • Lực lượng công binh có Lữ đoàn công binh cầu phà 13, các tiểu đoàn công binh công trình 8, 9, 97; Tiểu đoàn công binh rà phá mìn cận vệ 15; các tiểu đoàn công binh cơ giới 19, 54.
  • Lực lượng đặc biệt có các tiểu đoàn súng phun lửa 26, 179, 180.

Hạm đội Biển Đen do Đô đốc Phillip Sergeyevich Oktyabrsky chỉ huy, sử dụng các căn cứ Novorossiysk, Temryuk, Taganrog và Phân hạm đội Danube tham gia chiến dịch. Thành phần gồm có:

  • Phân hạm đội Bắc Biển Đen do Phó đô đốc Nikolay Efremovich Basityi, tham mưu trưởng hạm đội chỉ huy. Biên chế gồm có:[12]
    • Soái hạm Sevastopol (Biệt danh "Công xã Paris")
    • Hải đoàn 2 gồm Tuần dương hạm Krasnyi Krym, các tàu khu trục Bystyi, Bodryi, Boiki, Besposhadnyi
    • Lữ đoàn tàu ngầm 1 gồm các tàu ngầm L-4, L-4, L-6
    • Lữ đoàn tàu ngầm 3 gồm các tàu Sh-205, Sh-207, Sh-209 và Sh-215.
    • Hải đoàn tuần duyên 1 gồm Hộ tống hạm Shtorm và 24 tàu tuần duyên.
    • Lữ đoàn tàu quét mìn 3 gồm 11 tàu
    • Các lữ đoàn tàu phóng lôi 1 và 2 (48 chiếc).
    • Lực lượng tấn công mặt đất có Sư đoàn hải quân đánh bộ 10 (3 trung đoàn hải quân đánh bộ, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo tự hành, 1 trung đoàn súng cối).
    • Không quân của hạm đội gồm Sư đoàn không quân hỗn hợp tiêm kích/cường kích (4 trung đoàn), Sư đoàn không quân ném bom 63 (3 trung đoàn) và Trung đoàn không quân trinh sát/cứu hộ 19.
  • Phân hạm đội Danube do Phó đô đốc Sergei Georgyevich Goshkov chỉ huy. Biên chế gồm có:
    • Lữ đoàn tuần duyên 3 gồm 12 tàu tuần duyên.
    • Lữ đoàn đặc nhiệm Kuban gồm 6 tàu tuần duyên, 3 tàu đổ bộ bọc thép
    • Lữ đoàn tàu vận tải đổ bộ gồm 12 tàu đổ bộ bọc thép và 6 phà biển.
    • Tiểu đoàn tàu phóng lôi gồm 4 tàu và 4 xuồng phóng ngư lôi.
    • Lực lượng tấn công mặt đất gồm 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ, 1 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn phòng không.
    • Lực lượng không quân gồm Trung đoàn cường kích 7 có 19 chiếc IL-2, 20 chiếc P-10 và phi đội trinh sát biển có 5 chiếc thủy phi cơ MBR-2.

Kế hoạch

Tập tin:Vasilevsky Ukrainian front.jpgCác nguyên soái Liên Xô K. E. Voroshilov, A. M. Vasilevsky, đại tướng F. I. Tolbukhin và Bộ Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4 trong quá trình chuẩn bị Chiến dịch giải phóng Krym (1944)

Giới hải quân ví Krym như một con tàu khổng lồ trên Biển Đen. Ai chiếm được "con tàu" này sẽ trở thành "ông chủ" Biển Đen. "Con tàu" này nối với đất lền chỉ bằng một chiếc "cầu tàu" duy nhất, đó là eo đất Perekop. Vì là cửa ngõ duy nhất trên bộ ra vào Krym nên trong các cuộc chiến tại Krym 1687, 1689, Chiến tranh Krym 1853-1856, Nội chiến Nga 1918-1920Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942), eo đất Perekop là nơi tranh chấp ác liệt nhất giữa các bên. Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, eo đất lịch sử này lại một lần nữa được tô đậm trên bản đồ nhiệm vụ hành động của Phương diện quân Ukraina 4.[13]

Phương án ban đầu của Phương diện quân Ukraina 4 do A. M. VasilevskyF. I. Tolbukhin đề xuất là không sử dụng quân đổ bộ lên Kerch. Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải được chuyển cho Phương diện quân Ukraina 4, di chuyển đến eo đất Perekop cùng với Phương diện quân Ukraina 4 tổng tấn công vào Krym từ phía Bắc. Trong phương án cũng dự kiến sử dụng quân dù đổ bộ đường không Dzhankoy và Hạm đội Biển Đen dùng hải quân đánh bộ tấn công bổ trợ từ Feodosiya. Bộ Tổng tham mưu Liên Xô xét thấy phương án này có ưu điểm là tập trung được nhiều binh lực trên hướng đột kích đã chọn, tạo ưu thế khi tấn công. Nhưng họ cũng cho rằng nó có nhược điểm không nhỏ là đòi hỏi nhiều đợt chuyển quân lớn, khó giữ được bí mật. Nếu chỉ có một hướng tấn công từ Perekop, hướng Kerch trở nên thụ động, Tập đoàn quân 17 (Đức) sẽ rút bớt quân ở hướng Kerch để tăng cường cho hướng Perekop.[13] Chiến dịch được tiên lượng sẽ kéo dài và tổn thất sẽ khá cao. Cân nhắc các khía cạnh thuận loại và bất lợi, cuối tháng 10 năm 1943, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô quyết định sử dụng phương án tấn công hai hướng từ Perekop (hướng chủ yếu) và từ bán đảo Kerch (hướng thứ yếu). Để thực hiện kế hoạch này, ngày 31 tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Bắc Kavkaz phối hợp với Hạm đội Biển Đen tiến hành cuộc đổ bộ lên Kerch và Eltigen tạo một đầu cầu để mở hướng tấn công thứ yếu vào Krym.[14]

Gọi là eo đất Perekop nhưng thực ra chỉ có hai con đường trên bộ vào Krym là đủ điều kiện cho các phương tiện cơ giới di chuyển. Một là con đường bộ từ Perekop qua Armyansk vào Ishun. Từ ngã tư Ishun có các tuyến đường đi Eupatoria ở phía Tây, Dzhankoy ở phía Đông và Simferopol, trung tâm của Krym. Tập đoàn quân cận vệ 2 của trung tướng G. F. Zakharov được giao nhiệm vụ tấn công trên hướng này. Thứ hai là con đường sắt vào Krym, từ NovoAlekseyevka qua Chongar đi Dzhankoy là tuyến hẹp, phải vượt vịnh Sivash trên cây cầu đường sắt phía Nam Chongar.[13] Tướng F. I. Tolbukhin giao nhiệm vụ tấn công trên hướng này cho hai trung đoàn xe lửa bọc thép 46, 54, chở theo Lữ đoàn xe tăng 6 và một trung đoàn của Sư đoàn bộ binh 77. Để đảm bảo bí mật hướng tấn công này, các đoàn xe lửa bọc thép, xe tăng và Sư đoàn bộ binh 77 phải đóng quân ở ga NovoAlekseyevka, đến ngày N-1 mới di chuyển đến mặt trận.[7]

Hướng tấn công của Tập đoàn quân 51 và Quân đoàn xe tăng 19 là khó khăn nhất. Họ phải vượt qua vịnh Sivash trên những con đường mòn lầy lội từ Kosa (???) đến Karanki (???). Tuy nhiên, đây lại là hướng sơ hở của quân Đức, gây bất ngờ vì họ cho rằng các vũ khí hạng nặng của quân đội Liên Xô không thể di chuyển qua vịnh lầy này. Toàn bộ lực lượng công binh của Tập đoàn quân 51 và công binh của Phương diện quân đã tập trung tại đây để bắc 2 cây cầu phao thật từ phía Tây Nam Kosa đi Chigary (???). Công binh Liên Xô cũng làm 2 cây cầu phao giả trên hướng Đông Nam Kosa đi Novo Russia (???). Trong khi các cầu phao thật được ngụy trang kín đáo thì các cầu phao giả lại được cố ý ngụy trang sơ sài. Không quân trinh sát Đức "cắn" theo cả hai miếng mồi này.[15]

Pháo binh của Phương diện quân Ukraina 4 được huy động tập trung ở mật độ cao cho các mũi tấn công, tạo ưu thế áp đảo về hỏa lực pháo binh từ 4 đến 5 lần so với pháo binh Đức. Tại hướng đánh của Tập đoàn quân cận vệ 2 đã tạo được mật độ 150 pháo và cối trên 1 km chính diện. Con số này ở hướng của Tập đoàn quân 51 là 151 khẩu và ở Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải là 162 khẩu. Các Tập đoàn quân đã tích lũy được 4 cơ số đạn dược chiến đấu và 4 cơ số dự phòng, 5 cơ số nhiên liệu và 18 cơ số lương thực, thực phẩm.[7]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Tập đoàn quân 17 (thuộc Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina) do tướng Erwin Jaenecke (đến 30 tháng 4 năm 1944) và tướng Karl Allmendinger (từ 1 tháng 5 năm 1944) lần lượt chỉ huy. Thành phần gồm có:[16]

  • Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Karl Allmendinger và tướng Friedrich-Wilhelm Müller (từ 4 tháng 5 năm 1944). Trong biên chế có:
    • Sư đoàn bộ binh 50 của tướng Paul Betz gồm các trung đoàn bộ binh 121, 122, 123; Trung đoàn pháo binh 50; Tiểu đoàn xe tăng 150, 1 trung đoàn pháo chống tăng; các tiểu đoàn bộ binh cơ giới, trinh sát, công binh.
    • Sư đoàn bộ binh 98 của tướng Alfred-Hermann Reinhardt gồm các trung đoàn bộ binh 117, 289, 290; Trung đoàn pháo binh 98; Tiểu đoàn xe tăng 198, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, các tiểu đoàn trinh sát, công binh.
    • Sư đoàn bộ binh 19 (Romania)
  • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 của tướng Rudolf Konrad. Trong biên chế có:
    • Sư đoàn bộ binh 336 của tướng Wolf Hagemann gồm các trung đoàn bộ binh 685, 686, 687; Trung đoàn pháo binh 336, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, các tiểu đoàn trinh sát, công binh.
    • Sư đoàn bộ binh 370 của tướng Fritz Becker gồm các trung đoàn bộ binh 666, 667, 668; Trung đoàn pháo binh 370, 1 tiểu đoàn pháo chống tăng, 1 tiểu đoàn pháo tự hành, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, các tiểu đoàn trinh sát, công binh.
    • Sư đoàn bộ binh 10 (Romania)
    • Cụm tác chiến Krieger
    • Cụm tác chiến Brüder.
  • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 1 (Romania)
    • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 1 (Romania)
    • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Romania)
    • Sư đoàn kỵ binh 6 (Romania)
  • Không quân: Một phần Tập đoàn quân không quân 4 (Đức)
    • Căn cứ không quân Simferopol: khoảng 120 máy bay
    • Căn cứ không quân Sevastopol: khoảng 180 máy bay
  • Hải quân: 19 tàu nổi, 2 tàu ngầm.

Kế hoạch phòng thủ

Tướng Erwin Jaenecke chia quân phòng thủ Krym làm ba cánh chủ yếu gồm 18 cụm phòng thủ:[13]

  • Quân đoàn bộ binh 5 phòng thủ hướng Kerch gồm 3 tuyến phòng thủ tại Lũy Thổ Nhĩ Kỳ, các cụm phòng thủ tại Adzhibai, Ak Monai, Vkadislavovka và Feodosiya.
  • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 được giao phòng thủ hướng Perekop gồm 3 tuyến phòng thủ phía Nam vịnh lầy Sivash và các cụm phòng thủ tại Armyansk, Ishun, Voinka, Chongar, Schastlivtsevo, Dzhankoy và Simferopol.
  • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 1 Romania phòng thủ trên các dãy núi phía Nam bán đảo từ Feodosiya đến Yalta gồm các cụm phòng thủ Aluvka (???), Alushta, Sudak, Karasubazar (???) và Yalta.
  • Cụm tác chiến Brüder phòng thủ Sevastopol
  • Cụm tác chiến Krieger phòng thủ Evapatorya.
  • Các tàu nổi của hải quân Đức yểm hộ các cụm phòng thủ ven bờ biển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Krym_(1944) http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://rus-sky.com/history/library/w/w091.htm#_Toc... http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7d... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/gorshkov_sg/07.html http://militera.lib.ru/h/grylev_an/04.html http://militera.lib.ru/h/litvin_smirnov/01.html http://militera.lib.ru/h/litvin_smirnov/04.html http://militera.lib.ru/h/litvin_smirnov/05.html http://militera.lib.ru/memo/russian/avdeev_mv3/04....